Nơi nào làm việc nhiều tiền? bạn trả lời được không?
Trong đó, mức lương tối thiểu sau khi trừ thuế và các khoản đóng góp khác sẽ là 260 USD/tháng đối với lao động không nghề; 300 USD/tháng đối với lao động bán nghề; 320 USD/tháng
Theo Bộ LĐ-TB&XH, năm 2012, có trên 80.000 người được đưa đi lao động tại nước ngoài, mang lại giá trị từ 1,7-2 tỷ USD. Năm 2013, thị trường nào sẽ được Việt Nam chú trọng, khơi thông? Còn người lao động nên chọn thị trường nào để làm việc đạt hiệu quả kinh tế cao?
Khơi thông thị trường Hàn Quốc
Có thể nói, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản… là những thị trường truyền thống của Việt Nam. Đây cũng là những thị trường thu hút đông đảo người lao động (NLĐ) tham gia.
Trong ba thị trường này, Hàn Quốc hiện đang bị tắc vì phía bạn đang tạm dừng tiếp nhận lao động mới theo Chương trình EPS (lao động về đúng hạn vẫn tuyển dụng bình thường – PV).
Tuy nhiên, theo ông Phan Văn Minh – Giám đốc Trung tâm lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH), trong năm 2013, nếu Việt Nam thực hiện tốt việc giảm lao động bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp, chắc chắn bạn sẽ ký gia hạn tiếp Chương trình EPS đối với Việt Nam.
Thực tế, trong năm 2012, phía Hàn Quốc vẫn tiếp nhận tới 7.252 lao động Việt Nam (tính riêng Chương trình EPS).
Dù giảm 5.348 lao động so với năm 2011, nhưng con số này vẫn chứng tỏ chủ sử dụng lao động Hàn Quốc rất thích lao động Việt Nam (năm 2011 Hàn Quốc tiếp nhận 12.600 lao động Việt Nam theo Chương trình EPS).
Tín hiệu vui với NLĐ Việt Nam nữa là Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc vừa ra thông báo về mức lương tối thiểu áp dụng cho NLĐ nước ngoài từ 1-1-2013 đến 31-12-013 khá cao.
Thu nhập trung bình của NLĐ làm việc tại Hàn Quốc ở mức trung bình cao nhất sẽ từ 1.300-1.700 USD/tháng (khoảng 26-35 triệu đồng/tháng), còn phổ biến cũng từ 1.000-1.500 USD/tháng.
Theo ông Minh, Hàn Quốc sẽ vẫn là thị trường chủ chốt của Việt Nam trong năm 2013 và sẽ thu hút đông đảo lao động tham gia. Do đó, nhiệm vụ quan trọng nhất là phải khai thông thị trường này. Việt Nam phải bổ sung một số quy định mới có tính chất ràng buộc đối với NLĐ chuẩn bị đi làm việc tại Hàn Quốc.
“NLĐ trước khi xuất cảnh phải có khoản tiền đặt cọc để đảm bảo thực hiện đúng hợp đồng. Cụ thể, 5 tháng lương trợ cấp thôi việc chủ sử dụng lao động Hàn Quốc trả khi kết thúc hợp đồng, người lao động không được phát tại Hàn Quốc, mà chỉ được nhận khi đã về nước. Nếu người lao động bỏ trốn, số tiền này sẽ sung công quỹ Việt Nam” – ông Minh nói.
Tâm điểm Đài Loan
Theo Cục quản lý lao động ngoài nước, Đài Loan là thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam lớn nhất trong năm 2012, với khoảng 30.500 người. Lao động Việt Nam tham gia thị trường này làm việc trong nhiều lĩnh vực như: sản xuất chế tạo, cơ khí, may mặc, nông nghiệp, đồ mộc…
Lương cơ bản khoảng 8-9 triệu đồng. Đối với lao động tại nhà máy, công trường làm thêm 2 giờ trong ngày bình thường được trả thêm 33% lương mỗi giờ; làm thêm các giờ tiếp theo được trả thêm 66% lương mỗi giờ; làm thêm ngày chủ nhật, ngày nghỉ lễ, nghỉ phép được trả lương gấp 2 lần ngày thường.
“Đây sẽ là thị trường tiềm năng của NLĐ Việt Nam trong năm 2013” – giám đốc một Cty XKLĐ nói.
Ngoài Đài Loan, Macau (Trung Quốc) cũng là thị trường thu hút nhiều lao động Việt Nam, nhất là lao động có nhu cầu đi làm giúp việc gia đình. Hiện, theo ước tính, có khoảng hơn 10.000 lao động Việt Nam đang làm việc hợp pháp tại đây.
Lao động Việt Nam được đánh giá là cần cù chịu khó, song ngôn ngữ cũng như các kỹ năng khác lại kém lao động đến từ Trung Quốc, Philippines, Indonesia. Lao động đi làm giúp việc, được chủ sử dụng chu cấp miễn phí nơi ăn, ở và tiết kiệm được khoảng 7 triệu đồng/tháng.
Ông Nguyễn Thanh Hoà – Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, cho biết quý I-2013 sẽ mở rộng đưa lao động sang Lybia. Hiện, tình hình Libya đã tương đối ổn định và bắt đầu có nhu cầu tiếp nhận lao động Việt Nam. Để đảm bảo quyền lợi cho NLĐ, một số điều kiện của hợp đồng đưa lao động đi làm việc tại nước này sẽ thay đổi.
Trong đó, mức lương tối thiểu sau khi trừ thuế và các khoản đóng góp khác sẽ là 260 USD/tháng đối với lao động không nghề; 300 USD/tháng đối với lao động bán nghề; 320 USD/tháng đối với lao động lành nghề. Trường hợp NLĐ phải đóng thuế thì mức lương cơ bản trong hợp đồng sẽ phải tăng lên tương ứng.
Một số lãnh đạo doanh nghiệp XKLĐ cho biết, nhiệm vụ quan trọng của ngành trong năm 2013 là phải định vị lại lao động Việt Nam, xem lao động nước mình đang đứng ở vị trí nào trong khu vực để nhận biết điểm mạnh và điểm yếu, từ đó khắc phục và phát huy thế mạnh.
Giám đốc một Cty XKLĐ cho biết, để vượt qua khó khăn hiện nay, phải tập trung vào ba yếu tố: đào tạo nguồn lao động tốt (tác phong, nghề nghiệp, ngoại ngữ…); có đơn hàng – đối tác tốt và giám sát chặt chẽ lao động làm việc ở nước ngoài.
“Giờ nhiều doanh nghiệp XKLĐ chết vì các khâu trong quy trình XKLĐ đều lởm khởm. Thậm chí có đơn vị bán cái cho một số tổ chức, cá nhân hưởng lợi mà không trực tiếp đứng ra tuyển dụng và xuất khẩu lao động”- vị lãnh đạo này nói.
Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh- Cục trưởng Quản lý lao động ngoài nước cho biết, năm 2012 cả nước đưa được 80.320 người đi làm việc ở nước ngoài (đạt 105%).
Trong đó, một số thị trường đưa được nhiều lao động như: Đài Loan 30.533, Hàn Quốc 9.228, Nhật Bản 8.775, Lào 6.195, Malaysia 9.298 lao động, Campuchia 5.215 lao động… Số lao động này đã mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước, ước tính từ 1,7-2 tỷ USD.
Leave a Reply