Bí quyết quản trị của các CEO trên thế giới
Rakesh Kapoor, tập đoàn hàng tiêu dùng Reckitt Benckiser Group PLC
“Cải cách không phải một quá trình; nó đúng hơn là cách thức thực hiện dựa trên mục đích
Có một số kĩ năng đặc biệt giúp tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nhân sáng tạo như Jeff Bezos, Steve Jobs và Marc Benioff và các nhà quản trị khác. Và đó không phải những kĩ năng may mắn được trời phú. Bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể thay đổi hành vi của mình, từ đó cải thiện sức ảnh hưởng của sự sáng tạo lên công ty. Theo tác giả của cuốn Innovators DNA (DNA của những người sáng tạo), 5 kĩ năng của một nhà cải cách đột phá gồm có: đặt câu hỏi, quan sát, tạo quan hệ, thử nghiệm và suy nghĩ liên tưởng (tạo mối liên hệ giữa những vấn đề ít liên quan).
Các nhà lãnh đạo trong bài viết này đã biến một hoặc nhiều kĩ năng kể trên thành thói quen hàng ngày của mình. Dưới đây là một số chia sẻ của các CEO sáng tạo về điều gì đã tạo nên lợi thế cho họ.
1. Marc Benioff, tập đoàn Salesforce.com
“Công việc của tôi là dẫn dắt Salesforce. Tôi không thể chỉ ngồi ở trụ sở và giả bộ là mình vẫn đang giữ được liên lạc. Những gì chúng ta đang sử dụng ngày hôm nay sẽ trở nên lỗi thời chỉ trong vài năm tới. Quá khứ không phải là tương lai. Nhưng cũng thật khó để không bị cuốn vào vòng xoáy thay đổi không ngừng.”
2. Nitin Paranjpe, tập đoàn hàng tiêu dùng Unilever tại Ấn Độ
“Thông thường đối với một doanh nhân, tham vọng vượt xa nguồn lực, và sự chênh lệch đó buộc họ phải suy nghĩ khác đi. Chúng tôi đã học được cách sáng tạo nhờ nâng cao tham vọng và hạn chế nguồn lực của mình.”
3. Victor Fernandes, hãng mỹ phẩm Natura Cosmeticos S.A
Victor Fernandes là giám đốc lĩnh vực khoa học và công nghệ trong cải cách của hãng sản xuất và bán trực tiếp mỹ phẩm tại Brazil. “Cái chúng tôi cải cách không chỉ là sản phẩm, mà là những trải nghiệm làm hài lòng khách hàng… Bộ phận sáng tạo của chúng tôi có gần 300 người tại Brazil… các nhà sinh vật học, dược sĩ, kĩ sư, các nhà xã hội học, các nhà tâm lý học… Chúng tôi cho ra mắt hơn 100 sản phẩm mới mỗi năm.”
4. Robert Kotick, hãng sản xuất game giải trí trực tuyến Activision Blizzard
“Điều quan trọng nhất chúng tôi thực hiện để khuyến khích sự sáng tạo là cho mọi người tự do thất bại… Chúng tôi thực sự dành rất nhiều thời gian để giao tiếp với khách hàng, và từ đó xác định được sản phẩm họ muốn sử dụng là gì… Và nếu chúng tôi làm họ thất vọng, thì tôi nghĩ đó cũng là cơ hội học hỏi rất tốt, chúng tôi sẽ tìm hiểu kĩ nguyên nhân tại sao sản phẩm đó lại thất bại.”
5. Jeffrey Bezos, tập đoàn bán lẻ trực tuyến Amazon
Bezos nói về câu hỏi chung của anh cho mọi ứng viên: “Hãy nói về một phát minh nào đó của bạn. Có thể phát minh của họ chỉ có quy mô nhỏ, ví như một tính năng sản phẩm mới hay một quy trình giúp cải thiện trải nghiệm của khách hàng, hay thậm chí cách thức mới để cho bát đĩa vào máy rửa bát. Nhưng điều tôi muốn biết là họ sẵn sàng thử làm những cái mới.”
6. Pradeep Sindhu, tập đoàn cung cấp giải pháp mạng và bảo mật Juniper Networks
Pradeep Sindhu là đồng sáng lập và giám đốc công nghệ của Juniper. “Hầu hết những cải cách R&D tại Juniper được thực hiện nhờ có ai đó nhìn xa khoảng 2 – 5 năm và nhận ra những đột phá tiềm năng. Văn hóa của chúng tôi khuyến khích những cuộc tranh luận mạnh mẽ dựa trên triết lý “chọn lọc tự nhiên”, bất kể nguồn lực của mình thế nào. QFabric là một ví dụ điển hình. Sản phẩm này bắt nguồn từ một cuộc tranh luận kiểu “nếu – thì” giữa 2 kĩ sư về cách giải quyết vấn đề kết nối của trung tâm dữ liệu ở quy mô khổng lồ. Và đến đầu năm nay thì sản phẩm QFabric ra đời.”
7. Howard Schultz, tập đoàn cà phê Starbucks
“Khi tôi trở lại làm CEO năm 2008, Starbucks đã quên mất rằng cải cách hợp lý sẽ tạo cân bằng giữa sự liên quan của truyền thống doanh nghiệp với thời buổi hiện đại và sự khác biệt hóa của doanh nghiệp trên thị trường, do đó chúng tôi đã phải định hướng lại. Trong công đoạn đề xuất ý tưởng, chúng tôi đã tới thăm và quan sát những hãng bán lẻ lớn, rồi tự hỏi mình “Nếu Starbucks không tồn tại, thì chúng tôi có thể tạo nên trải nghiệm về cà phê như thế nào?”.”
8. John Freud, tập đoàn sản xuất máy móc phẫu thuật nội soi Inuitive Surgical
“Chi phí sản xuất để tạo ra bộ dụng cụ cần thiết (cho một chiếc đồng hồ cơ học đeo tay) còn đắt hơn chi phí sản xuất dụng cụ phẫu thuật nội soi… Đó là một trong số nhiều điều khiến doanh nghiệp trở nên khó chấp nhận trong mắt nhà đầu tư… Và thế là chúng tôi đưa ra ý tưởng “hạn chế tái sử dụng hàng dùng một lần” và chúng tôi đã phát hiện ra cách kiểm soát số lần một dụng cụ được sử dụng lại… Điều đó đã trở thành chìa khóa cho kế hoạch kinh doanh của chúng tôi.”
9. Robert McDonald, tập đoàn hàng tiêu dùng đa quốc gia Procter & Gamble
“Tầm nhìn của chúng tôi là trở thành công ty tích hợp kỹ thuật số tốt nhất thế giới… Để đạt được điều này chúng tôi luôn sáng tạo… xuyên suốt mọi quá trình kinh doanh chủ yếu: từ “phân tử đến tủ kệ”…và từ “ý tưởng đến tiêu thụ.” Chúng tôi đang trở nên phẳng hơn, nhanh hơn và đơn giản hơn. Chúng tôi đang tạo ra văn hóa tích hợp công nghệ, mà qua đó khách hàng, nhân viên và đối tác kinh doanh có thể tương tác dễ dàng từ bất cứ nơi đâu vào bất cứ lúc nào. Và chúng tôi đang từng ngày học cách hoạt động dựa theo nhu cầu của khách hàng, trên cơ sở luôn hướng về phía trước.”
10. Rakesh Kapoor, tập đoàn hàng tiêu dùng Reckitt Benckiser Group PLC
“Cải cách không phải một quá trình; nó đúng hơn là cách thức thực hiện dựa trên mục đích và cách làm kinh doanh của chúng ta. Có nghĩa là chúng ta đặt khách hàng vào trung tâm doanh nghiệp và luôn đặt câu hỏi “Chúng ta có thể làm thế nào để tạo nên sự khác biệt khi khách hàng sử dụng sản phẩm của chúng ta để rửa sạch bát ăn hay giặt sạch những vết bẩn trên bộ đồ họ yêu thích?”
11. Jean Paul Agon, tập đoàn mỹ phẩm L’Oreal
“Hàng năm, chúng tôi tăng ngân quỹ cho hoạt động R&D còn nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu… Chúng tôi có cuộc đối thoại thường xuyên giữa các nhóm nghiên cứu, những người tạo ra sản phẩm mà khách hàng thậm chí chưa từng mơ thấy, và nhóm marketing, những người lắng nghe khách hàng và phân tích nhu cầu của họ. Chính những cuộc trao đổi giàu nội dung này giúp định hướng cho cải cách.”
12. Eric Schmidt, Google
Schmidt là chủ tịch điều hành của Google. “Google+ là một dự án của một nhóm chỉ gồm 500 người ngay trong Google, nhưng nó có đủ mọi thứ, như các ứng dụng, tranh ảnh. Mỗi nhóm nhỏ từ 5 – 10 người được gây dựng dựa trên việc hỗ trợ lẫn nhau trên những nền tảng chung. Thủ thuật lúc tung ra sản phẩm này là để mọi người không đặt kì vọng quá cao. Điều bạn không muốn thấy là một cái tiêu đề kiểu như: “Kình địch của Facebook là kẻ bại trận”. Chúng tôi đang thực sự cố gắng định nghĩa phần mềm xã hội theo một cách thức mới.”
Leave a Reply