Những kỹ năng lãnh đạo cần có để thành công
Đó là tất cả những gì tôi nghĩ bạn và các thế hệ sau sẽ cần để thích ứng với một thế giới đang thay đổi. Bạn nghĩ sao?
Thế giới đang vận động nhanh chóng và nếu bạn không bắt kịp, công ty bạn sẽ phải chịu số phận bi đát. Dưới đây là 5 kỹ năng mà mọi lãnh đạo cần phải có để điều hành một công ty trong bối cảnh văn hóa hiện nay.
Một vài năm trước, tôi có xem một đoạn video về năng lực thích ứng đối với một thế giới đang thay đổi do một giáo sư trường Đại học Harvard thực hiện. Thẳng thắn mà nói, đoạn băng hình này thật đáng xấu hổ. Đây thực sự là thứ rác rưởi giả danh trí thức mà tôi chưa từng nghe đến trước đó.
Mặc dù vậy, thế giới vẫn đang thay đổi. Nó đang trở thành một nơi phức tạp. Tôi cho rằng mọi việc sẽ luôn như vậy nhưng tốc độ thay đổi có vẻ sẽ gia tăng chóng mặt. Trong trường hợp đó, đâu là năng lực thực sự mà mọi người cần tự trang bị để tạo ra sự khác biệt cho chính bản thân họ- để trở thành những người lãnh đạo, các chuyên gia cách tân viết tiếp câu chuyện thành công trong thời đại mới?
May mắn thay, là một chuyên gia kỳ cựu trong ngành công nghiệp công nghệ cao, tôi đã quen biết và làm việc với một số những người có năng lực và thành công nhất trong giới doanh nhân. Dưới đây là năm kỹ năng đã không chỉ giúp họ tạo ra sự khác biệt mà còn dần trở nên quan trọng trong bất kỳ thời đại nào.
1. Lấn át sự ồn ào.
Chúng ta sống và làm việc trong một thế giới bị quá tải với thông tin, giao tiếp và các tiện ích đến nỗi việc tranh đấu là không thể tránh được và những dòng giật tít, những đoạn tweet và việc kiểm tra email đang trở nên ngày càng khó khăn hơn. Xu thế đó có thể sẽ không thể thay đổi ngay trong một sớm một chiều được.
Khả năng tập trung và ưu tiên luôn luôn là yếu tố quan trọng để thành công trong bất cứ lĩnh vực nào, nhưng ngày nay kiềm chế sự mất tập trung mà không đầu hàng những tiện lợi mà nó đem lại đang trở thành thách thức đáng kể đối với tất cả mọi người, kể cả những người kỷ luật nhất.
Đừng mắc sai lầm. Nếu bạn không thể tập trung, bạn không thể hoàn thành mọi việc. Và nếu bạn không thể làm được thì người khác sẽ làm.
2. Chấp nhận những điều nhảm nhí.
Khi bạn đặt câu hỏi giả định, hãy nêu yêu cầu và quan điểm thay vì chấp nhận chúng như là chân lý như kiểu “Tôi đã thấy nó trên mạng internet nên chắc chắc điều đó là sự thật”, đó gọi là tư duy phê phán. Đó là cơ sở cho việc ra quyết định thông minh. Và điều đó lần lượt là chìa khóa thành công trong bất cứ lĩnh vực nào.
Khái niệm này đã có từ hàng ngàn năm nay, gắn với lời dạy của Socrate và Đức Phật. Nếu bạn đặt những câu hỏi khôn ngoan thông thường, thách thức hiện trạng và tránh chủ nghĩa tập thể và tư duy tập thể thì bạn đang làm việc trong một công ty tốt. Chúng là các mặt của cùng một khái niệm.
Đây là điều chúng ta đề cập. Có quá nhiều văn chương sọt rác trên các công cụ điện toán đám mây, các phương tiện truyền thông xã hội, trong các blog, trên TV và các cuốn sách tự viết, do vậy khả năng đặt câu hỏi đâu là những bài viết thực sự để lập luận một cách logic và không khái quát hóa mọi việc từ một dữ liệu đơn lẻ càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong thời buổi hiện tại.
Và chính trong lúc đó, thế giới lại càng trở nên phức tạp hơn.
3. Hơn cả hình ảnh đại diện.
Tôi nhận thấy mọi người đang ngày càng yêu thích các hình ảnh đại diện trên mạng internet hàng ngày. Nói cách khác, mọi người đang có xu hướng che giấu những sáng tạo truyền thông xã hội của chính mình để nghe có vẻ nhân cách hóa.
Hơn bao giờ hết, chúng ta cần cảm giác về sự khiêm nhường và tự nhận thức để nhắc nhở rằng chúng ta vẫn là những con người bằng xương bằng thịt. Không phải lúc nào chúng ta cũng là những nhà lãnh đạo doanh nghiệp, các nhà quản lý, các doanh nhân, đối tác, các bậc phụ huynh vĩ đại mà chúng ta luôn cố gò ép bản thân.
Không chỉ có vậy, âm lượng tiếng ồn và thời gian chúng ta lãng phí do phân tán tư tưởng cũng khiến chúng ta càng khó liên lạc với chính bản thân mình để yên lặng và phản ánh những gì đang diễn ra bên trong, để hiểu những điều mà các cảm xúc đang mách bảo chúng ta.
Và đừng cố bắt tôi bắt đầu đi theo đường lối chính trị đúng đắn, đó là xu hướng âm thầm trên khắp thế giới đã dìm tất cả chúng ta xuống mẫu số chung thấp nhất để không ai bị bỏ sót, bị cảm thấy không thoải mái và bị xúc phạm.
Trong thế giới vốn không có gì khác biệt, nơi mọi người đều cố gắng tạo ra sự khác biệt và càng làm như vậy cuối cùng mọi người lại hành xử y hệt nhau, chỉ có những người chân thật và tự nhận thức tốt mới có lợi thế lớn.
4. Chân thành kết nối với mọi người.
Giao tiếp luôn là phương tiện giúp các nhà lãnh đạo lớn đạt được những điều lớn lao. Ngày nay, việc giao tiếp được thực hiện thông qua các đoạn clip, các dòng cập nhật trạng thái, tin nhắn văn bản và các đoạn tweet dài trên dưới 140 ký tự. Ngày nay việc giao tiếp giữa một người và nhiều người càng trở nên phổ biến hơn là kiểu giao tiếp giữa hai cá nhân.
Vấn đề là đây là kiểu giao tiếp hời hợt và không ai có đủ thời gian để chú ý tới một phân số nhỏ trong tất cả các gigabytes được thổi vào chúng mỗi ngày.
Và trong tất cả các hoạt động kết nối xã hội mà chúng ta làm, không hoạt động nào thực sự hiệu quả bằng việc dành thời gian tham gia thảo luận và gặp gỡ thực.
Chắc chắn, ngày nay khả năng viết và nói hiệu quả càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nhưng nếu bạn có khả năng đặc biệt để lắng nghe thực sự những điều mọi người đang nói để thấu cảm, để liên hệ và thực sự kết nối với những người thân, bạn sẽ có nhiều cơ hội thành công hơn trong tương lai.
5. Hoàn thành mọi việc.
Ý kiến cho rằng các nhà quản lý, các doanh nhân và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp thành công thường có quan niệm là khát vọng cao chẳng qua chỉ là chuyện hoang đường. Hầu hết những người này không thể đạt được vị trí hiện tại nếu chỉ rảo bước với suy nghĩ bay bổng trong đầu. Họ đạt được vị trí cao nhờ đặt một chân vào giới doanh nhân và hoàn thành mọi việc cần làm.
Nếu họ không có được động lực từ những giấc mơ vĩ đại đó thì cái gì đã tạo nên động lực dẫn dắt họ? Chính là một trong ba điều sau: công việc của họ và ý thức mạnh mẽ về trách nhiệm cá nhân mạnh mẽ, hơn cả sự cần thiết phải lo được bữa cơm cho gia đình hay một mái nhà cho gia đình riêng hay đưa một sản phẩm ra thị trường mà họ nghĩ là rất tuyệt và mọi người có thể thực sự muốn hoặc cần.
Gạt lý do sang một bên, họ sẽ khiến mọi người cùng làm việc để hướng tới một mục đích chung. Họ giao sản phẩm. Họ hoàn thành công việc. Họ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Và khi làm như vậy, họ chăm sóc được cả gia đình và những người liên quan. Đó là cách mọi thứ vận hành trong thế giới thực.
Ngày nay, chúng ta có nhiều nghiên cứu , học thuyết, bài phân tích, cuộc tranh luận và cuộc hùng biện hơn bao giờ hết. Chúng ta có nhiều tư tưởng vĩ đại hơn bao giờ hết. Chúng ta có nhiều qui tắc và luật lệ hơn bao giờ hết. Thách thức hoàn thành được mọi việc ngày càng lớn hơn và nhu cầu về những nhà lãnh đạo có khả năng đó trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Đó là tất cả những gì tôi nghĩ bạn và các thế hệ sau sẽ cần để thích ứng với một thế giới đang thay đổi. Bạn nghĩ sao?
Leave a Reply